Phân biệt Hacker mũ đen & Hacker mũ trắng

Tin tặc là một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các kỹ năng của mình để phá vỡ hệ thống phòng thủ an ninh mạng. Trong thế giới An ninh mạng, tin tặc thường được phân loại theo hệ thống ‘mũ’. Hệ thống này có thể xuất phát từ văn hóa phim cao bồi cũ, nơi các nhân vật tốt thường đội mũ trắng và những nhân vật xấu đội mũ đen.

Có 3 “mũ” chính trong không gian mạng:

– Mũ trắng: Mũ trắng giống như Captain America của Marvel. Họ luôn đứng lên bảo vệ lẽ phải và bảo vệ người dân cũng như các tổ chức nói chung bằng mọi cách tìm và báo cáo các lỗ hổng trong hệ thống trước khi kẻ xấu tìm thấy chúng
Họ thường làm việc cho các tổ chức và đảm nhận các vai trò như Kỹ sư an ninh mạng, kỹ sư kiểm thử thâm nhập, Nhà phân tích bảo mật, CISO (Giám đốc an ninh thông tin) và các vị trí bảo mật khác.

– Mũ xám: Hiệp sĩ bóng đêm của DC và hacker mũ xám có rất nhiều điểm chung. Cả hai đều muốn bảo vệ lẽ phải nhưng lại sử dụng những phương pháp khá độc đáo để làm điều đó.
Hacker mũ xám là sự cân bằng giữa mũ trắng và mũ đen. Trái ngược lại với mũ trắng, họ không xin phép để được tấn công hệ thống, nhưng cũng không thực hiện bất kỳ hoạt động phi pháp nào khác như hacker mũ đen.
Mũ xám có một lịch sử khá gây tranh cãi, một số thậm chí còn phải ngồi tù vì những gì họ làm.

– Mũ đen: Joker là hình tượng so sánh sát nhất cho những hacker mũ đen. Họ thực hiện các hoạt động bất hợp pháp vì lợi ích tài chính, thử thách hoặc đơn giản là để giải trí. Họ tìm kiếm các hệ thống dễ có thể khai thác, khai thác chúng và sử dụng chúng để đạt được bất kỳ lợi thế nào có thể.
Họ có thể sử dụng các biên pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật, miễn sao đạt được mục tiêu cuối cùng.