Thực tế là trong thế giới ngày nay, tất cả các tổ chức đều có nguy cơ bị tấn công mạng. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang thúc đẩy sự đổi mới trong kinh doanh, nhưng nó cũng khiến các tổ chức phải đối mặt với các mối đe dọa mới. Các công nghệ mới thú vị như ảo hóa, AI và Cloud… giúp các tổ chức tăng cường tích hợp và giảm chi phí, nhưng chúng cũng đi kèm với rủi ro và khả năng bị lợi dụng. Càng nhiều những con đường khai thác mới đồng nghĩa với việc các tổ chức phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công mạng hơn.
Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, khái niệm về an ninh mạng vẫn còn khá mơ hồ và phức tạp. Mặc dù nó có thể nằm trong chương trình chiến lược nhưng nó thực sự có ý nghĩa gì? Và tổ chức có thể làm gì để củng cố hệ thống phòng thủ và tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa trên mạng? Một lầm tưởng phổ biến là các cuộc tấn công mạng chỉ xảy ra với một số loại tổ chức, chẳng hạn như các doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng hoặc tổ chức tài chính. Tuy nhiên, sự thật là mọi tổ chức đều có nhiều thứ quý giá để mất.
Tổn thất đến từ các cuộc tấn công mạng là rất lớn. Chi phí hữu hình bao gồm từ tiền bị đánh cắp và hệ thống bị hư hỏng, thiệt hại pháp lý và bồi thường tài chính cho các bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, điều có thể gây tổn hại nhiều hơn là các chi phí vô hình – chẳng hạn như mất lợi thế cạnh tranh do tài sản trí tuệ bị đánh cắp, mất lòng tin của khách hàng hoặc đối tác kinh doanh, mất tính toàn vẹn do tài sản kỹ thuật số bị xâm phạm và thiệt hại tổng thể đối với danh tiếng và thương hiệu của tổ chức – tất cả những điều này có thể khiến ảnh hưởng mạnh và trong những trường hợp cực đoan, thậm chí có thể khiến một công ty ngừng hoạt động.