Hầu như không một ngày nào trôi qua mà một cuộc tấn công mạng hoặc tấn công bằng ransomware không trở thành tin tức. Các sự kiện An ninh mạng đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất và tốn kém nhất mà các doanh nghiệp và tổ chức khác phải đối mặt. Mặc dù không mong muốn chúng biến mất, nhưng việc chuẩn bị trước những sự cố trong tương lai có thể giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn rất nhiều. Và một trong những thành phần quan trọng của quá trình chuẩn bị này là xây dựng Incident Response Playbook. Trong blog này, chúng ta sẽ khám phá chính xác Cyber Incident Response Playbook là gì và cách bạn có thể tạo một Cẩm nang tuân thủ NIST – NIST Compliant.
NIST Cyber Security Incident Response Playbook là gì?
Cẩm nang Ứng phó sự cố (Cyber Incident Response Playbook) mạng nghĩa đen là một cuốn sổ tay trao quyền cho các tổ chức và các nhóm Ứng phó sự cố bảo mật (Incident Response – IR). Nó xác định trước các bước, quy trình và thủ tục cần tuân thủ trong trường hợp bị tấn công mạng. Về cơ bản, đây là một tài liệu ngắn gọn, rõ ràng cho phép các nhóm IR ứng phó với sự cố một cách hiệu quả và hạn chế thiệt hại.
Cyber Incident Response Playbook là một công cụ an ninh mạng quan trọng vì nhiều lý do. Một số trong số này bao gồm:
- Cho phép phản ứng tốt hơn và giảm thiểu thiệt hại từ một cuộc tấn công mạng.
- Cho phép các hoạt động kinh doanh quan trọng quay trở lại nhanh nhất có thể.
- Tạo ra phản ứng phối hợp tốt hơn trong giai đoạn ứng phó sự cố nghiêm trọng. Giảm thiểu tranh cãi hay sự nhầm lẫn do các bước đã được xác định từ trước.
- Cho phép tổ chức của bạn duy trì tuân thủ và tránh bị phạt theo quy định mặc dù đang bị tấn công.
- Nâng cao văn hóa an ninh mạng trong tổ chức bằng cách làm cho tất cả các bên liên quan chính nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ. Điều này cũng góp phần cải tiến và sàng lọc IR playbook.
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST – The National Institute of Standards and Technology) cung cấp các hướng dẫn và khuyến nghị toàn diện để tạo ra các Incident Response Playbooks hợp với các phương pháp hiệu quả nhất trong ngành. Cụ thể, ấn bản đặc biệt NIST Special Publication 800-61 Revision 2 của NIST, còn được gọi là Computer Security Incident Handling Guide, cung cấp nhiều hướng dẫn về cách tạo playbook hiệu quả. Tài liệu này phác thảo các phương pháp thực hành tốt nhất và hướng dẫn ứng phó sự cố. Có một số bước chính liên quan đến việc phát triển các Incident Response Playbooks tuân thủ NIST để nâng cao khả năng phục hồi an ninh mạng của tổ chức của bạn. Chúng ta sẽ khám phá các bước này một cách chi tiết trong phần tiếp theo.
Làm cách nào để tạo Incident Response Playbook áp dụng theo tiêu chuẩn NIST?
Dưới đây là một số bước cơ bản mà bạn có thể thực hiện để xây dựng IR Playbook.
#1. Tìm hiểu về NIST Incident Response Framework
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thường bị bỏ qua. Trước khi bắt tay vào tạo cẩm nang, hãy tự làm quen với NIST incident response framework. NIST Computer Security Incident Handling Guide cung cấp thông tin chi tiết về các biện pháp ứng phó sự cố tốt nhất. Nó bao gồm các giai đoạn chính của ứng phó sự cố như:
- Phát hiện – Detection
- Phân tích – Analyst
- Ngăn chặn – Containment
- Loại bỏ – eradication
- Phục hồi sự cố – recovery
Các giai đoạn này phải được thể hiện trong Computer Security Incident Response Plans and Playbooks. Đạt được sự hiểu biết vững chắc về những khái niệm này sẽ tạo thành nền tảng cho playbook.
#2. Xác định các mục tiêu, rủi ro và ưu tiên dài hạn của tổ chức
Cách thức thực hiện :
- Xác định các loại tài sản, hệ thống, quy trình cần được bảo vệ.
- Đánh giá tác động của các sự cố tiềm ẩn đối với các loại tài sản, hệ thống và quy trình trên.
- Điều chỉnh các đối tượng theo các nghĩa vụ tuân thủ và khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức.
#3: Xác định vai trò và trách nhiệm ứng phó sự cố
Thiết lập vai trò và trách nhiệm rõ ràng cho nhóm ứng phó sự cố cũng như người điều hành. Xác định trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm trong trường hợp khủng hoảng. Một số bên liên quan nên tham gia bao gồm:
- Điều tra viên nội bộ.
- Chuyên gia ứng cứu sự cố.
- Chuyên gia phân tích.
- Chuyên gia pháp lỹ, PR và truyền thông.
- Người ra quyết định cấp cao, bao gồm các quản lý cấp M, C, …
Phân công các nhiệm vụ cụ thể và thiết lập kế hoạch truyền thông rõ ràng trong trường hợp khẩn cấp. Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm hiểu vai trò của mình và có các kỹ năng và đào tạo cần thiết để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.
#4: Tiến hành đánh giá rủi ro
- Thực hiện đánh giá rủi ro toàn diện để xác định các mối đe dọa tiềm ẩn và lỗ hổng cụ thể đối với tổ chức của bạn.
- Phân tích khả năng và tác động tiềm ẩn của các sự cố khác nhau.
- Phân loại sự cố dựa trên mức độ nghiêm trọng của chúng. Điều này sẽ cho phép bạn ưu tiên các nỗ lực ứng phó của mình.
- Xem xét cả các mối đe dọa bên trong và bên ngoài, chẳng hạn như lây nhiễm phần mềm độc hại, vi phạm dữ liệu và vi phạm an ninh vật lý. Đánh giá này sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược của mình để giải quyết các rủi ro riêng của tổ chức.
#5: Xây dựng quy trình ứng phó sự cố
Sử dụng những hiểu biết sâu sắc thu được từ NIST Incident Response Framework và đánh giá rủi ro của bạn, hãy phát triển các quy trình ứng phó sự cố chi tiết. Các quy trình này cần phác thảo các hành động từng bước cần thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của sự cố, từ phát hiện đến khắc phục. Bao gồm các hướng dẫn để xác định sự cố, ngăn chặn, bảo quản bằng chứng, điều tra, liên lạc và phân tích sau sự cố. Ghi lại các hành động kỹ thuật và phi kỹ thuật cụ thể để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong các nỗ lực ứng phó.
#6: Bên thứ ba và báo cáo
- Xem xét sự tham gia của các bên bên ngoài và cơ chế báo cáo trong cẩm nang của bạn. Thiết lập mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài như cơ quan thực thi pháp luật, nhà cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố và nền tảng chia sẻ thông tin trong ngành.
- Xác định các tiêu chí và quy trình để huy động các nguồn lực này khi xảy ra sự cố.
- Kết hợp các cơ chế báo cáo cho phép báo cáo kịp thời và chính xác cho các bên liên quan nội bộ, cơ quan quản lý và các bên bị ảnh hưởng.
- Bạn cũng có thể cân nhắc việc mời chuyên gia bên ngoài để tạo và/hoặc đánh giá IR Playbooks.
#7: Kiểm tra, đào tạo và tinh chỉnh
Thường xuyên kiểm tra IR Playbook của bạn thông qua các bài lab mô phỏng các tình huống mất an toàn thông tin. Những bài tập này mang lại cơ hội để xác nhận tính hiệu quả của các quy trình của bạn, xác định các lỗ hổng và nâng cao tính sẵn sàng của nhóm bạn.
Tiến hành các buổi đào tạo để đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều quen thuộc với sách hướng dẫn và hiểu rõ vai trò của họ. Dựa trên những bài học rút ra từ những bài tập này và những sự cố thực tế, hãy tinh chỉnh và cải thiện sách hướng dẫn của bạn theo thời gian.
Kết luận
Phát triển các playbook phản ứng sự cố tuân thủ NIST là một bước quan trọng trong việc cải thiện tư duy an toàn thông tin của tổ chức của bạn. Bằng cách tuân thủ hướng dẫn của NIST và tùy chỉnh các playbook cho các nhu cầu cụ thể của tổ chức của bạn, bạn có thể xây dựng một chương trình phản ứng sự cố có cấu trúc tốt và hiệu quả. Hãy nhớ liên tục đánh giá và cập nhật các playbook của bạn để đối phó với các mối đe dọa mới nổi và yêu cầu thay đổi của tổ chức. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ trang bị tốt hơn để phát hiện, phản ứng và phục hồi khỏi các sự cố an ninh mạng, giảm thiểu tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh của bạn.
Tác giả: Bùi Thái Dương – VSEC